Gạo huyết rồng là một trong những loại ngũ cốc tốt cho sức khỏe, có giá trị dinh dưỡng cao ngày càng được ưa chuộng bên cạnh các loại gạo truyền thống khác. Tuy nhiên, có khá nhiều người vẫn còn nhầm lẫn giữa gạo huyết rồng và gạo lứt.
Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin cần thiết về gạo huyết rồng để bạn dễ dàng phân biệt với gạo lứt. Đồng thời, qua nội dung hôm nay bạn sẽ hiểu thêm về những lợi ích “thần kỳ” của loại gạo này.
Sơ lược về Gạo huyết rồng
Gạo huyết rồng hay còn gọi là gạo đỏ, có tên khoa học là Oryza punctata, hiện được các chuyên gia đánh giá là một trong những loại ngũ cốc giàu dinh dưỡng nhất. Nguồn gốc của loại gạo này đến từ các vùng nhiệt đới của Châu Phi, Nam Phi hoặc Madagascar. Màu sắc của gạo là do các hợp chất gọi là anthocyanins. Đây là hợp chất thường được tìm thấy trong các loại trái cây có màu đỏ và tím như quả việt quất, giúp thực phẩm giàu dinh dưỡng hơn bình thường.

Gạo huyết rồng có màu đỏ nâu đặc trưng
Hình dạng hạt gạo đỏ khá giống gạo lứt nên bạn phải quan sát kỹ màu sắc của chúng để phân biệt. Khác với gạo lứt có màu nâu nhạt, gạo huyết rồng có màu nâu đỏ, khi bẻ đôi vẫn không đổi màu.
Giá trị dinh dưỡng bên trong gạo đỏ
Trong 100 gram gạo huyết rồng nấu chín, bạn sẽ nhận được khoảng:
- Calo: 189
- Carbohydrate: 42,55 g
- Chất đạm: 3,8g
- Chất béo: 0,32 g
Ngoài thành phần chính là anthocyanin (cao gấp 10 lần gạo lứt), gạo đỏ còn chứa nhiều khoáng chất thiết yếu khác cho cơ thể như magie, photpho và molypden, canxi, sắt, kẽm,… cùng các loại vitamin nhóm B. Hàm lượng chất xơ trong gạo đỏ cũng rất dồi dào, chiếm 6,2 g/100 g.
Theo phân tích từ các trung tâm ẩm thực, gạo huyết rồng chứa lượng lớn tinh bột nên chỉ số đường huyết thuộc nhóm cao. Vì vậy, người bị tiểu đường hoặc người ăn kiêng không nên sử dụng loại gạo này, thay vào đó nên ăn gạo lứt.
Lợi ích sức khỏe
Nhờ thành phần dinh dưỡng với đa dạng các loại vitamin và khoáng chất, gạo đỏ có những công dụng hữu ích cho sức khỏe như:
- Bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do có thể gây tổn thương các mô và tế bào trong cơ thể, giảm cholesterol hiệu quả, ngăn ngừa các vấn đề về tim mạch nhờ hàm lượng cao chất chống oxy hóa có trong anthocyanin. Hàm lượng kẽm trong gạo đỏ còn giúp cơ thể tăng cường miễn dịch, nhanh hồi phục sau các vết thương.
- Chống táo bón, hỗ trợ giảm cân, loại bỏ nguy cơ béo phì nhờ chất xơ. Khi ăn gạo đỏ, bạn sẽ có cảm giác no lâu nên cảm giác thèm ăn sẽ giảm đi, từ đó giảm cân dần dần.
- Ngăn ngừa bệnh hen suyễn, tăng cường sức khỏe của xương nhờ hàm lượng magie dồi dào.
- Cải thiện làn da, giúp da săn chắc, ngăn ngừa lão hóa da nhờ khả năng chống oxy hóa.
- Phòng ngừa thiếu máu do thiếu sắt, giúp cơ thể hoạt động tốt, tránh sự tấn công của vi khuẩn, vi trùng.

Gạo đỏ là một trong những loại ngũ cốc có giá trị dinh dưỡng cao nhất
Tuy không chứa nhiều đạm nhưng gạo lứt lại chứa rất nhiều chất xơ nên khi bạn dùng loại gạo này khi tập luyện sẽ không cần tiêu thụ nhiều. Chỉ cần một khẩu phần nhỏ gạo huyết rồng cũng sẽ cung cấp cảm giác no và lượng carbohydrate cần thiết, giúp đảm bảo thể lực không bị ảnh hưởng khi tham gia các hoạt động thể dục thể thao vất vả.
Cách làm gạo huyết rồng
Khi nấu cơm từ gạo đỏ, bạn nên xác định là sẽ lâu hơn gạo trắng rất nhiều. Thông thường, một phần gạo lứt sẽ cần 2,5 phần nước (tỷ lệ 1:2,5) và 40 phút để nấu chín hoàn toàn.

Gạo huyết rồng có màu sắc rất hấp dẫn
Sự khác biệt giữa gạo huyết rồng và gạo lứt huyết rồng là gì?
Gạo lứt thường có màu nâu nhạt nên bạn vẫn có thể dễ dàng phân biệt. Tuy nhiên, gạo lứt huyết rồng có màu giống gạo huyết rồng nên nhiều người nhầm lẫn giữa hai loại gạo này. Do đó, bạn có thể bẻ đôi gạo và quan sát màu sắc hoặc căn cứ vào thành phần dinh dưỡng trên bao bì sản phẩm để nhận biết đúng loại gạo.
Gạo đỏ chứa hàm lượng tinh bột cao nên thích hợp cho người cần bồi bổ sức khỏe và đôi khi được dùng làm bột dinh dưỡng cho trẻ em. Thành phần dinh dưỡng trong loại gạo này cũng rất đa dạng, chứa nhiều chất chống oxi hóa nên có thể giúp người bệnh tim mạch tăng cường sức khỏe, phòng ngừa ung thư hiệu quả. Người béo phì cũng có thể dùng gạo huyết rồng nhưng nên hạn chế để tránh tăng cân do tiêu thụ nhiều chất bột đường.

Nếu để ý kỹ sẽ thấy gạo huyết rồng có màu khác so với gạo huyết rồng.
Trong khi đó, gạo lứt có hàm lượng carbohydrate thấp hơn nên ai cũng có thể sử dụng được. Từ người già, người bị tiểu đường cho đến ung thư, ai cũng nên ăn gạo lứt để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh, giúp cơ thể cung cấp năng lượng hàng ngày, hỗ trợ đắc lực cho quá trình điều trị bệnh.
Qua bài viết này, chúng tôi hy vọng bạn đã hiểu được sự khác biệt giữa gạo huyết rồng và gạo lứt. Cả hai đều là những loại gạo dinh dưỡng cao được ưa chuộng trong xu hướng ăn uống lành mạnh hiện nay. Từ những thông tin về lợi ích trên, bạn hãy cân nhắc lựa chọn loại gạo phù hợp với sức khỏe của mình.
Gửi bởi: Như Võ
Từ khóa: Công dụng gạo huyết rồng và cách phân biệt gạo huyết rồng với gạo lứt
Cảm ơn bạn đã đọc bài viết Lợi ích của gạo huyết rồng và cách phân biệt gạo huyết rồng với gạo lứt . Đừng quên truy cập Cakhia TV kênh trực tiếp bóng đá số 1 Việt Nam hiện nay để có những phút giây thư giãn cùng trái bóng tròn !